Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu ép cọc btct là một tiêu chuẩn quốc gia. Tiêu chuẩn ép cọc này còn được biết đến với tên là tiêu chuẩn ép cọc 9394 hay TCVN 9394:2012. Tiêu chuẩn này được chuyển đổi từ TCXDVN 286:2003. Việc chuyển đổi này theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Cùng với điểm a khoản 1 điều 7 của luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu cọc ép này được viện Khoa học Công nghệ Xây dựng- Bộ xây dựng biên soạn. Và do Tổng cục tiêu chuẩn đo lượng chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học công nghệ công bố.
Tiêu chuẩn này sẽ được áp dụng cho các công trình xây dựng thuộc ba lĩnh vực. Cụ thể là lĩnh vực xây dựng, giao thông và thủy lợi. Và không áp dụng cho các công trình có điều kiện địa chất đặc biệt.
Tiêu chuẩn ép cọc 9394 có nội dung gồm 9 phần chính và 5 phụ lục. Những phần chính bao gồm những nội dung sau:
Phần 1: Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ép cọc bê tông 9394.
Phần 2: Các tài liệu việc dẫn, bao gồm:
TCVN 4453:1995, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu
TCVN 5308:1991, Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
TCVN 9393:2012, Cọc-Phương pháp thí nghiệm nén tĩnh cọc ép
Phần 3: Thuật ngữ và định nghĩa
Trong phần 3 của tiêu chuẩn thi công cọc ép này gồm có 6 định nghĩa. Định nghĩa về cọc đóng, cọc ép, đổi chối của cọc đóng, tải trọng thiết kế, lực ép nhỏ nhất và lực ép lớn nhất.
Phần 4 là phần quy định chung
Phần này quy định về việc thi công và hạ cọc cần tuân theo bản vẽ thiết kế. Đổng thời cũng quy định việc trắc đạc định vị các trục móng cần được tiến hành từ các mốc chuẩn theo đúng quy định hiện hành. Và các quy định về chuyên chở, bảo quản, nâng dựng cọc vào vị trí. Phần này còn quy đinh về công tác chuẩn bị thi công ép cọc.
Phần 5 của tiêu chuẩn thi công ép cọc bê tông cốt thép 9394 là phần về vật liệu cọc. Cụ thể là các quy định của cột bê tông cốt thép, cọc thép.
Phần 6 là thiết bị hạ cọc bằng búa đóng và búa rung.
Phần 7 là hạ cọc bằng phương pháp ép tĩnh.
Phần 8 là phần giám sát và nghiệm thu.
Phần 9 của tiêu chuẩn ép cọc 9394 là phần về an toàn lao động.
Như đã nói ở trên tiêu chuẩn ép cọc này gồm có 5 phụ lục tham khảo. Những phụ lục này để phục vụ cho quá trình thi công và nghiệm thu cọc bê tông cốt thép.
Cụ thể là những phụ lục sau:
Phụ lục A là biên bản hạ cọc, nhật ký đóng cọc, báo cáo tổng hợp đóng cọc, nhật ký rung hạ cọc ống. Đồng thời cũng có báo cáo tổng hợp rung hạ cọc, nhật ký ép cọc, báo cáo tổng hợp ép cọc.
Phụ lục B nêu ra các hư hỏng cọc bê tông cốt thép khi đóng. Đồng thời nêu ra nguyên nhân dẫn đến các hư hỏng trên. Và cuối cùng là cách ngăn ngừa hư hỏng này khi thi công.
Phụ lục C của tiêu chuẩn đóng và ép cọc 9394 là phần xác định ứng suất động trong cọc bê tông cốt thép khi đóng.
Phụ lục D là phần về cấu tao mũ cọc.
Phụ lục E là biểu ghi độ chối đóng cọc.
Và tiêu chuẩn này còn có thêm một phần nhỏ là phần tài liệu tham khảo.
Ngoài các tiêu chuẩn ra còn quy trình ép cọc bê tông là quá trình thực hiện ép cọc bê tông sao cho chính xác đúng theo giai đoạn của nó.
Trên đây là nội dung của tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu ép cọc bê tông cốt thép. Đọc và nắm rõtiêu chuẩn ép cọc này thì các nhà thầu sẽ có thể thi công ép cọc hiệu quả hơn.
Nguồn tin: xaydung.info.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn