-Rạn nứt gây thấm nước
-Phòng áp mái không được kín.
-Khi gia công không được đảm bảo kỹ thuật.
Trên đây là những nguyên nhân nhân chủ yếu gây thấm tường. Giờ chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu giải pháp để khắc phục tình trạng này.
Những vết rạn làm cho nước thấm qua các khe nứt. Và nếu vết nứt rộng và nhiều thì có thể làm cho nước thấm nhiều và không gian khu vực đó bị ẩm ướt hơn.
Cách làm để khắc phục tình trạng này đó là: Đầu tiên chúng ta phải vệ sinh khu vực bị rạn nứt, loại bỏ những dính hờ, chỗ lỗ rỗ, túi đá. Các chất bụi bẩn bám xung quanh bề mặt bị rạn nứt. Trà sát để loại bỏ lớp bê tông bề mặt để tiến hành thay thế bằng những bề mặt bê tông khác kín và chắc chắn hơn.
Chúng ta sẽ sử dụng vữa gồm xi măng, cát để có thể trám lại. Khi trám lại thì chúng ta mướt sao cho bề mặt nó mịn không bị lồ gồ và bằng phẳng với bức tường ban đầu.
Sau khi trám lại xong một thời gian chúng ta nên dùng nước đổ xuống để thử xem nó còn bị thấm nữa không. Nếu bị thấm thì chúng ta cần phải xử lý lại.
Đối với nhà đổ trần thì chúng ta áp dụng biện pháp bên trên. Nhưng còn đối với nhà ngói thì chúng ta không thể áp dụng theo phương pháp bên trên được.
Nhà ngói bị dột thì chúng ta có thể xảy ra các trường hợp như:
-Ngói bị kênh nghiêng
-Rác bụi bám bẩn trên ngói ngây bít tắc và nước không chảy được
-Ngói bị vỡ
Nếu ngói bị kênh nghiêng thì chúng ta sửa lại cho khít đều là được. Rác bám bụi bẩn thì tiến hành vệ sinh quét rác bám trên đó. Ngói bị vỡ tiến hành thay lại viên ngói đó thành viên ngói mới.
Nguồn tin: chongvangnha.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn